Nhà cổ Trần Bá Thế là một điểm đến lý tưởng được nhiều người ghé thăm khi tham gia tour du lịch Cần Thơ. Đến đây, bạn không chỉ được đắm chìm trong lối kiến trúc xưa cũ đậm chất miền sông nước. Mà bên cạnh đó, bạn sẽ được tận hưởng một không gian bình yên, nhẹ nhàng bên những món đồ vật xưa cũ mang nhiều dấu ấn của một thời vàng son.
Giới thiệu Nhà cổ Trần Bá Thế
Nhà cổ Trần Bá Thế ở đâu?
Tân Lộc là một cù lao khá lớn có chiều dài trên 15 km. Chiều ngang gần 2 km nằm giữa sông Hậu bao la. Ở cù lao Tân Lộc có nhiều ngôi nhà cổ nhưng được nhiều du khách đến tham quan là ngôi nhà của ông Trần Bá Thế (Sáu Thế) ở khu vực Tân An, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, Cần Thơ. Vậy làm thế nào để đến nhà cổ Trần Bá Thế.
Hướng dẫn đường đi Nhà cổ Tân Lộc
Cách trung tâm TP. Cần Thơ hơn 40km. Cù lao Tân Lộc thuộc phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Từ trung tâm, bạn chạy dọc theo Quốc lộ 91 theo hướng Tây Bắc đến Thốt Nốt. Qua đò Thuận Hưng mất khoảng 10 phút là đến cù lao Tân Lộc bao la xanh mát.
Giá vé tham quan và giờ mở cửa
Nhà cổ Trần Bá Thế mở cửa cho khách tham quan từ 9h sáng cho đến 15h hàng ngày và miễn phí giá vé. Vừa đặt chân đến thăm, du khách sẽ thấy ngay từ vẻ ngoài của ngôi nhà. Đã toát lên vẻ giàu có một thời của chủ nhân. Hay nói cách khác, sự bề thế chuẩn mực của một ngôi nhà Nam Bộ thời hoàng kim được thể hiện khá rõ. Phảng phất kiến trúc phương Tây, thường thấy ở các ngôi nhà thế phiệt của những người Nam Bộ giàu có thời xưa, song ngôi nhà vẫn đậm hồn Nam Bộ bởi mái lợp đơn sơ.
Lịch sử xây dựng Nhà cổ Trần Bá Thế
Theo lời kể của ông Trần Bá Thế (Sáu Thế) là hậu duệ (chắt ngoại) 7 đời của ông Phạm Văn Huấn. Người khai phá vùng đất này, nguyên là cựu thần của chúa Nguyễn Ánh. Thì cù lao Tân Lộc mới xuất hiện (nổi lên mặt nước) cách đây khoảng 400 năm. Do sự bồi lắng rất nhanh của phù sa cát từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về. Nguyễn Ánh lúc bị Tây Sơn truy đuổi, khi đi ngang qua cù lao này, thấy được sự trù phú và vị trí chiến lược nơi đây.
Ông đã cắt cử một số nhỏ quan binh ở lại cù lao làm tai mắt và khai khẩn. Tạo cơ sở cung cấp hậu cần khi hữu sự. Lịch sử khai khẩn cù lao Tân Lộc mở ra từ đó. Nhà cổ Trần Bá Thế xây dựng từ năm 1935 nhưng đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn. Từ kiến trúc lai Pháp đến những vật dụng nội thất trong nhà và nhiều loài cây cổ thụ. Ông Sáu Thế đã mất, các con của ông vẫn truyền những câu chuyện về nguồn gốc ngôi nhà. Làm khách thập phương rất thích thú và lưu luyến mỗi khi đến thăm nơi này.
Tham quan kiến trúc độc đáo Nhà cổ Trần Bá Thế
Bên ngoài ngôi nhà phảng phất kiến trúc Phương Tây
Ngôi nhà phảng phất kiến trúc phương Tây, thường thấy ở các ngôi nhà thế phiệt của những người Nam Bộ giàu có thời xưa. Song ngôi nhà vẫn đậm hồn Nam Bộ bởi mái lợp. Vòm cửa trạm trổ phù điêu với hoa văn sắc nét và tinh tế. Nhà có 3 căn bố cục liên hoàn trong khuôn viên rộng. Gồm nhà trước, nhà sau và nhà bếp.
Điểm khác biệt của nhà này so với các nhà cổ khác ở Tân Lộc là hai đầu hàng hiên thuộc hai chái 2 bên nhà có 2 phòng nhỏ. Diện tích 10m2 dùng làm phòng đọc sách cho gia đình. Cấu trúc kiến trúc của ngôi nhà với ô cửa cao, trần cao với những chiếc đèn lồng bằng gỗ tinh xảo. Khiến cho không gian vừa thoáng mát, vừa rất nghệ thuật theo một cách riêng đúng kiểu cách của người Nam Bộ xưa.
Bên trong là “bảo tàng cổ” được trang trí khéo léo
Bên trong ngôi nhà nội thất được bày trí khéo léo. Với nhiều cổ vật còn nguyên tựa như “bảo tàng cổ vật” thu nhỏ. Trần có treo những chiếc đèn lồng bằng gỗ theo phong cách Trung Hoa vào khoảng cuối thế kỷ 19, đèn măng-sông, đèn dầu lửa Hoa Kỳ ở những năm đầu thế kỷ 20. Những bàn ghế, chén dĩa, bình hoa được chạm khắc tinh xảo. Đặc biệt, gian thờ gia tiên, phụ mẫu, người thân với 5 tủ thờ gỗ chạm được cẩn ốc xà cừ khá công phu.
Cùng những liễn đối, tranh thờ, khánh thờ,… toát lên hồn dân tộc với vẻ cổ kính, uy nghiêm. Đối diện với gian thờ, trên bức tường phòng khách treo bảng “tông chi” 10 đời của họ tộc bên nội và bên ngoại. Như lời nhắc nhở con cháu nhớ đến cội nguồn, tiên tổ. Bên cạnh đó là bức ảnh đen trắng phóng to chụp gia đình Hội đồng Thoại trước cửa căn nhà cách đây gần 80 năm. Lúc ông Sáu khoảng mười ba, mười bốn tuổi – như một minh chứng sống động về sự tồn tại của căn nhà với thời gian.
Ở Cần Thơ còn nổi tiếng với ngôi nhà cổ Bình Thủy có tuổi đời hơn trăm năm, nơi ghi lại dấu ấn lịch sử về một thời “vàng son” của gia tộc Dương đất Tây Đô.
Địa điểm du lịch không nên bỏ qua ở cù lao Tân Lộc
Muốn đến du lịch Cần Thơ để tận hưởng không khí xanh mát trong lành của một vùng quê thịnh vượn thì chắc hẳn bạn nên một lần ghé ngang cù lao Tân Lộc. Hãy cùng tourcantho điểm qua một vài địa điểm nổi tiếng Tân Lộc bên dưới nhé!
Vườn sinh thái Tân Lộc
Vườn mận Sáu Tia
Hay vườn nho thân gỗ tại Cù lao Tân Lộc cũng là địa danh điển hình của loại rượu nho thân gỗ. Tuy không quá nổi tiếng nhưng nó cũng khiến cho nhiều du khách thích thú mỗi khi đến tham quan thưởng thức món rượu đặc sản ẩn danh này.
Vườn dừa Tân Lộc
Đình thần Tân Lộc Đông
Đi du lịch về thăm miền đất Nam Bộ, những căn nhà cổ luôn dễ làm du khách mang cảm giác bâng khuâng về một thời. Đến thăm ngôi nhà cổ Trần Bá Thế cũng vậy. Chắc chắn những bâng khuâng bồi hồi ấy hiển hiện thật rõ ràng. Không gian bình yên nhưng nhuộm đầy dấu tích của một thời Nam Bộ xưa. Văn hóa làng phảng phất những mộc mạc. Song cũng bề thế cao sang, vẫn còn lại đó rất thực, mà đôi khi tưởng chừng như nó chỉ còn tồn tại trong phim ảnh và tư liệu.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2n_L%E1%BB%99c_(ph%C6%B0%E1%BB%9Dng)