Chùa Cần Thơ nào đẹp? Chùa ở Cần Thơ nào linh thiêng? Cần Thơ là nơi hội tụ nhiều văn hóa lâu đời tụ hội những điểm du lịch Cần Thơ nổi tiếng, đặc sản Cần Thơ đậm đà,… trong số đó không thể không nhắc tới kiến trúc đẹp mắt, cổ kính và trang trọng đặc của những ngôi chùa. Cùng tourcantho.vn đến với vùng đất “gạo trắng nước trong” để tìm hiểu rõ hơn nhé!
Top 15 ngôi chùa Cần Thơ nổi tiếng nhất năm 2023
Chùa Cần Thơ – Nam Nhã
- Địa chỉ: số 612 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.
Chùa Nam Nhã nổi tiếng trong vùng bởi kiểu kiến trúc Á- Âu kết hợp khá khác với kiểu chùa truyền thống ở Nam Bộ. Chùa Cần Thơ này do Nguyễn Giác Nguyên xây năm 1895. Tiền thân nơi đây là một tiệm thuốc bắc có tên Nam Nhã Đường. Sau được xây dựng lại và đổi tên thành Chùa Nam Nhã.
Chùa Nam Nhã là ngôi chùa Cần Thơ trực thuộc Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo. Có giáo lý dựa trên Phật giáo Thiền Tông, Đạo giáo và Nho giáo tại Việt Nam. Và là nhánh chính trong năm nhánh của Ngũ chi Minh đạo. Đặc biệt, chùa là nơi ghi dấu phong trào đấu tranh chống Pháp hào hùng của các sĩ phu yêu nước vào những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Ghé thăm Chùa Nam Nhã không chỉ để bái Phật. Mà còn để hiểu lịch sử dân tộc về một thời kỳ kháng chiến oanh liệt.
Chùa Ông – Ngôi chùa mang đậm văn hóa người Hoa
- Địa chỉ: số 32 đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Chùa Ông là một trong những ngôi chùa Cần Thơ mang đậm nét văn hóa độc đáo của người Hoa Nam Bộ. Với đường lối kiến trúc tinh tế, hoa văn mang đậm nét văn hóa Trung Quốc đặc sắc. Đây là ngôi chùa hiếm hoi của Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung còn giữ nguyên trạng cổ kính và giá trị nghệ thuật kiến trúc với những ý nghĩa tín ngưỡng đặc trưng từ lúc xây dựng đến nay. Xứng danh là một ngôi chùa đẹp ở miền Tây Nam Bộ trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Cần Thơ.
Hiệp Thiên Cung – Chùa Ông Cái Răng Cần Thơ
- Địa chỉ: 29 Hàm Nghi, phường Lê Bình, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.
Hiệp Thiên Cung còn được gọi là Chùa Ông Cái Răng. Thờ ông Quan Thánh Đế Quân (tức Quan Công), Phúc Đức Chính Thần và Thiên Hậu Thánh Mẫu theo hệ phái Hoa tông. Hiệp Thiên Cung đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 14/4/2017. Trải qua hơn 160 năm thành lập, Hiệp Thiên Cung vẫn giữ được nét uy nghi, cổ kính. Với những nét kiến trúc đặc trưng độc đáo của người Hoa Nam Bộ.
Hội Linh Cổ Tự
- Địa chỉ: số 314/36 đường Cách mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Chùa Cần Thơ Hội Linh, còn có tên gọi khác Hội Linh Cổ Tự. Được hình thành vào năm 1907 thuộc hệ phái Bắc tông. Ngôi chùa Cần Thơ này có một kiến trúc trang nhã và yên tĩnh trong một con hẻm ở thành phố tấp nập. Ngày 21/6/1993, Bộ Văn hóa – Thông tin đã quyết định xếp hạng Chùa Cần Thơ Hội Linh là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đây là một ngôi chùa lâu đời mà bạn không thể bỏ qua khi muốn tìm hiểu về văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của người dân Cần Thơ.
Sự hình thành và tồn tại của Chùa Hội Linh gắn liền với 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Cần Thơ. Từ năm 1941, Chùa Cần Thơ Hội Linh là một cơ sở bí mật của cách mạng. Các Hòa thượng, tăng ni và bà con phật tử trong vùng che chở, đùm bọc, nuôi chứa nhiều cán bộ, lãnh đạo. Bên cạnh những đóng góp to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chùa Long Quang Cần Thơ
- Địa chỉ: 155/6 Khu Vực Bình Chánh, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Khởi đầu ngôi chùa là một am nhỏ được sư Võ Văn Quyền lập vào năm 1825, Minh Mạng thứ 5 để tu hành cầu mong mọi sự tốt lành đến với dân làng. Trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi, năm 1966 chùa được xây dựng lại và mang tên “Long Quang Cổ Tự” hay còn gọi là Chùa Cần Thơ Long Quang thuộc hệ phái Bắc tông. Với ý nghĩa là ánh sáng ấm áp mang đến niềm vui và hạnh phúc cho mọi người trong tình yêu của Đức Phật.
Trải qua gần 200 năm lịch sử thăng trầm, chùa là nơi lưu giữ rất nhiều cảnh quan đẹp, nhiều bảo vật quý hiếm. Nổi bật nhất là nhóm tượng Thập Bát La Hán 100 năm tuổi bằng gỗ căm xe, điêu khắc rất tinh xảo. Mỗi tượng cao 80cm thể hiện theo phong cách Thiền tông Trung Hoa. Bên cạnh đó chùa Cần Thơ này còn là chứng nhân lịch sử khi là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng hoạt động bí mật trong thời kỳ chống Mỹ và chống Pháp.
Chùa Phật Học – Ngôi chùa đẹp ở trung tâm Cần Thơ
- Địa chỉ: 11 Đại Lộ Hòa Bình, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Chùa Phật Học là một trong những ngôi chùa Cần Thơ lớn và cũng là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng. Chùa được xây dựng vào năm 1951 thuộc hệ phái Bắc tông trước đây là trụ sở của Hội Phật học Nam việt tỉnh Cần Thơ. Trước đây chùa chỉ có 3 tầng, kiến trúc tương đối đơn giản. Năm 2012-2014, chùa Cần Thơ này được đại trùng tu thành tòa nhà 5 tầng, nằm uy nghi giữa lòng thành phố, đối diện chùa Munirensay.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
- Địa chỉ: TL 923, ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được khánh thành vào năm 2014 theo kiến trúc văn hóa Lý – Trần. Là ngôi chùa Cần Thơ rộng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tuy mới được thành lập nhưng nơi đây có rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo đáng để bạn cất công một lần đến ngoạn cảnh chiêm bái. Lầu chuông, lầu trống được xây dựng theo tháp chuông Chùa Keo ở Thái Bình.
Đặc biệt, 4 hạng mục trên được làm bằng gỗ lim, khoảng 1.000 khối được nhập từ Nam Phi. Riêng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thờ trong chánh điện được làm bằng đồng, nặng 3,5 tấn; đại hồng chung nặng 1,5 tấn. Tượng Bồ Tát và các vị tổ sư được tạc bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được xem là một trong những công trình nghệ thuật độc đáo nhất của xứ Tây Đô.
Chùa Khmer Munirensay
- Địa chỉ: 36 Hòa Bình, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Chùa Munirensay theo hệ phái Nam Tông là một trong những chùa Khmer ở Cần Thơ nổi tiếng. Từ khi bắt đầu hình thành năm 1948, chùa Cần Thơ này lúc ấy được xây dựng chỉ bằng tre lá. Sau nhiều đợt trùng tu, xây dựng chùa mới có dáng vẻ đồ sộ như ngày nay với kiến trúc đặc trưng của người Khmer. Đến thăm chùa Munirensay, du khách sẽ được ngắm một ngôi chùa đậm chất “Angkor” của người Campuchia với màu vàng nổi bật tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng.
Chùa Cần Thơ này được trang trí các hình đắp nổi, tượng tròn, chạm khắc tinh xảo, thể hiện các hình tượng Reahu (Hổ phù), Tiên nữ, chim thần Kâyno, Chằn Yeak,… Không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, chùa Munirensay nói riêng và các chùa Cần Thơ của người Khmer nói chung. Mà còn là niềm tự hào của người dân Khmer vì những giá trị văn hóa Khmer truyền thống.
Chùa Khmer Pitu Khôsa Răngsây
- Địa chỉ: số 27/18 đường Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Chùa Khôsa Răngsây, tên Việt là chùa Viễn Quang theo hệ phái nam tông Khmer. Đây là một địa điểm tín ngưỡng không chỉ của bà con Khmer mà cả người Việt quanh vùng. Hiện nay, chùa Pitu Khôsắ Răngsây được đánh giá là một trong những ngôi chùa hoành tráng và đẹp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chánh điện nổi bật với màu vàng rực rỡ, được trang trí bằng những hoa văn tinh xảo, thể hiện hình dáng rồng Ăngkor cách điệu uốn lượn, tiên nữ Keynor – chim thần Krud,…
Trong kháng chiến chống Pháp – Mỹ chùa là nơi cưu mang hàng trăm thanh niên trốn quân dịch vào tu trong chùa. Là nơi tập hợp các sư sãi yêu nước đấu tranh chính trị với chính quyền Sài Gòn, đòi tự do tôn giáo, chống phân biệt sắc tội. Ngôi chùa Cần Thơ này còn là cơ sở nuôi chứa và bảo vệ nhiều cán bộ cách mạng bám trụ.
Chùa Khmer Pôthi Somrôn
- Địa chỉ: Ấp Rạch, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
Chùa Pôthi Somrôn cổ kính được UBND TP Cần Thơ xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố năm 2006. Chùa Cần Thơ được khởi dựng từ năm 1735 theo hệ Phật giáo Nam tông Khmer. Và được đánh giá là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp với kiến trúc truyền thống được giữ gìn nguyên vẹn.
Các chùa Khmer đều có tháp cốt nhưng có lẽ hiếm có chùa nào giữ gìn được ngôi tháp hơn 200 năm tuổi như ở chùa Pôthi Somrôn. Tháp cốt ở ngay trước chánh điện, được xây dựng bằng ô dước, đá ong, gạch thẻ có niên đại từ thế kỷ 18. Vào bên trong chùa, khách viếng thăm sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cổ vật. Đó là những cánh én bằng gỗ làm từ năm 1856 chạm trổ hình ảnh mô phỏng các câu chuyện về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hơn 100 bộ kinh Satra (sách lá), 17 tượng gỗ gần 200 tuổi.
Chùa Quang Đức Cần Thơ
- Địa chỉ: 146 Mậu Thân, An Phú, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
Chùa Cần Thơ Quang Đức nằm ngay vị trí trung tâm thành phố. Rất thuận tiện cho du khách ghé thăm và cầu an, lễ bái. Bước vào không gian chùa, du khách có thể chiêm ngưỡng những tượng Phật được điêu khắc tinh xảo, ghé thăm bảo tháp bên hông chùa và xem bức tranh mạ vàng hình cây bồ đề.
Thới Long cổ tự – ngôi chùa 180 năm tuổi có kiến trúc nổi bật
- Địa chỉ: 120 Hùng Vương, An Cư, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
Thới Long Cổ Tự là một trong những ngôi chùa có bề dày lịch sử lâu đời nhất tại thành phố Cần Thơ. Kiến trúc chùa gây ấn tượng bởi sắc vàng rực rỡ, chánh điện được đầu tư công phu. Từ ngoài nhìn vào sẽ thấy ngay tấm biển tên chùa sơn son thếp vàng bằng chữ Hán và Việt. Cổng chùa có họa tiết lưỡng long tranh châu. Giữa sân trước chánh điện là tượng Quan Âm cao 3 mét nổi bật từ xa. Nếu muốn khám phá các “cổ tự” hiếm có ở Cần Thơ, đây là địa điểm mà du khách không nên bỏ qua.
Chùa Vạn Đức Tự
- Địa chỉ: 131 Trần Hưng Đạo, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Chùa Cần Thơ Vạn Đức Tự tọa lạc trên một con đường khá đông đúc ở thành phố Cần Thơ. Được trùng tu gần nhất là vào năm 2000, chùa đã qua ba lần di dời và sửa chữa. Sân chùa không quá rộng, nhưng cách thiết kế, bày trí rất gọn gàng, thẩm mĩ. Ở giữa sân chùa là tượng Phật Quan Thế Âm to lớn, tay cầm bình bát, mỉm cười hiền từ. Xung quanh đó là các chậu hoa kiểng được cắt tỉa đẹp mắt.
Sau khi thắp hương ở chánh điện xong, phía sau lưng chùa còn là nơi các phật tử, du khách hay người dân đến xin xăm hay coi tử vi. Coi ngày lành tháng tốt để thuận lợi cho việc buôn bán, làm ăn. Mặc dù chỉ mới xây dựng gần đây và không quá rộng lớn như một số chùa Cần Thơ khác, nhưng Vạn Đức Tự vẫn là một địa điểm đáng chú ý cho các du khách đến viếng thăm.
Chùa Khánh Quang ở Cần Thơ
- Địa chỉ: 97 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Tọa lạc ở trung tâm thành phố, chùa Khánh Quang được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở thành phố Cần Thơ. Chùa được sáng lập vào khoảng năm 1966. Trải qua bao lần trùng tu, chùa Cần Thơ Khánh Quang ngày nay đã đẹp hơn, rộng lớn hơn so với hình ảnh ban đầu khi mới được xây dựng.
Bên cạnh chánh điện để thờ cúng, chùa còn có những khu dành cho các phật tử, cư sĩ, tăng ni sinh hoạt. Chánh điện của chùa Khánh Quang thờ các vị Phật Tam Tôn cũng như một số vị Phật khác. Các tượng Phật đều được thờ phụng tôn nghiêm, đặt trên các đài hoa sen rộng lớn. Tìm đến chùa Cần Thơ Khánh Quang, chúng ta sẽ được hòa mình vào không khí thanh tịnh nơi đây. Để lại sau lưng những bộn bề, lo toan thường nhật để tìm cho riêng mình giây phút bình yên.
Chùa Linh Thạnh – Chùa Cần Thơ có tượng Mẹ Bồng Con
- Địa chỉ: 18/4B, Võ Tánh, Phường Lê Bình, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.
Chùa Cần Thơ Linh Thạnh còn gọi là chùa Mẹ Bồng Con vì có 1 tượng mẹ bồng con ngay trước cổng chùa. Bên trong có khuôn viên rộng lớn và khá thanh tĩnh. Nhiều kiến trúc đặc trưng Phật giáo được mô phỏng lại bên trong vườn Lâm Tỳ Ni của chùa: Đức Phật ra đời, tọa thiền dưới gốc bồ đề, khung cảnh Phật bà Chuẩn Đề cưỡi voi, bảo tháp và cả miếu thờ ngũ hành nương nương.
Đến viếng thăm chùa Cần Thơ, các nơi thờ cúng tín ngưỡng là cách để chúng ta gạt bỏ những lo toan, phiền muộn của cuộc sống ngoài kia, để tĩnh tâm mình đôi phút. Bên cạnh có ý nghĩa về mặt tâm linh, tôn giáo, chúng ta còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc, tinh hoa của Phật giáo. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ là nguồn tham khảo cho các du khách gần xa, cũng như người dân Cần Thơ tìm hiểu về những ngôi chùa cổ kính, có nét kiến trúc độc đáo.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7n_Th%C6%A1