Nhà cổ Trần Bá Thế – Nét đẹp cổ xưa miền cù lao Tân Lộc (2023)

Nhà cổ Trần Bá Thế

Nhà cổ Trần Bá Thế là một điểm đến lý tưởng được nhiều người ghé thăm khi tham gia tour du lịch Cần Thơ. Đến đây, bạn không chỉ được đắm chìm trong lối kiến trúc xưa cũ đậm chất miền sông nước. Mà bên cạnh đó, bạn sẽ được tận hưởng một không gian bình yên, nhẹ nhàng bên những món đồ vật xưa cũ mang nhiều dấu ấn của một thời vàng son. 

Nhà cổ Trần Bá Thế cù lao Tân Lộc
Nhà cổ Trần Bá Thế – Cù lao Tân Lộc

Giới thiệu Nhà cổ Trần Bá Thế

Nhà cổ Trần Bá Thế ở đâu?

Tân Lộc là một cù lao khá lớn có chiều dài trên 15 km. Chiều ngang gần 2 km nằm giữa sông Hậu bao la. Ở cù lao Tân Lộc có nhiều ngôi nhà cổ nhưng được nhiều du khách đến tham quan là ngôi nhà của ông Trần Bá Thế (Sáu Thế) ở khu vực Tân An, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, Cần Thơ. Vậy làm thế nào để đến nhà cổ Trần Bá Thế. 

Nhà cổ Trần Bá Thế ở đâu
Nhà cổ Trần Bá Thế ở đâu?

Hướng dẫn đường đi Nhà cổ Tân Lộc

Cách trung tâm TP. Cần Thơ hơn 40km. Cù lao Tân Lộc thuộc phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Từ trung tâm, bạn chạy dọc theo Quốc lộ 91 theo hướng Tây Bắc đến Thốt Nốt. Qua đò Thuận Hưng mất khoảng 10 phút là đến cù lao Tân Lộc bao la xanh mát. 

Phà đi cù lao Tân Lộc
Bạn cần qua đò Thuận Hưng mất khoảng 10 phút là đến cù lao Tân Lộc

Giá vé tham quan và giờ mở cửa 

Nhà cổ Trần Bá Thế mở cửa cho khách tham quan từ 9h sáng cho đến 15h hàng ngày và miễn phí giá vé. Vừa đặt chân đến thăm, du khách sẽ thấy ngay từ vẻ ngoài của ngôi nhà. Đã toát lên vẻ giàu có một thời của chủ nhân. Hay nói cách khác, sự bề thế chuẩn mực của một ngôi nhà Nam Bộ thời hoàng kim được thể hiện khá rõ. Phảng phất kiến trúc phương Tây, thường thấy ở các ngôi nhà thế phiệt của những người Nam Bộ giàu có thời xưa, song ngôi nhà vẫn đậm hồn Nam Bộ bởi mái lợp đơn sơ. 

Giá vé tham quan và giờ mở cửa
Giá vé tham quan và giờ mở cửa nhà cổ Trần Bá Thế

Lịch sử xây dựng Nhà cổ Trần Bá Thế

Theo lời kể của ông Trần Bá Thế (Sáu Thế) là hậu duệ (chắt ngoại) 7 đời của ông Phạm Văn Huấn. Người khai phá vùng đất này, nguyên là cựu thần của chúa Nguyễn Ánh. Thì cù lao Tân Lộc mới xuất hiện (nổi lên mặt nước) cách đây khoảng 400 năm. Do sự bồi lắng rất nhanh của phù sa cát từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về. Nguyễn Ánh lúc bị Tây Sơn truy đuổi, khi đi ngang qua cù lao này, thấy được sự trù phú và vị trí chiến lược nơi đây.

Lịch sử xây dựng
Lịch sử xây dựng nhà cổ Trần Bá Thế đã từ rất lâu

Ông đã cắt cử một số nhỏ quan binh ở lại cù lao làm tai mắt và khai khẩn. Tạo cơ sở cung cấp hậu cần khi hữu sự. Lịch sử khai khẩn cù lao Tân Lộc mở ra từ đó. Nhà cổ Trần Bá Thế xây dựng từ năm 1935 nhưng đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn. Từ kiến trúc lai Pháp đến những vật dụng nội thất trong nhà và nhiều loài cây cổ thụ. Ông Sáu Thế đã mất, các con của ông vẫn truyền những câu chuyện về nguồn gốc ngôi nhà. Làm khách thập phương rất thích thú và lưu luyến mỗi khi đến thăm nơi này.

Tham quan kiến trúc độc đáo Nhà cổ Trần Bá Thế

Bên ngoài ngôi nhà phảng phất kiến trúc Phương Tây

Ngôi nhà phảng phất kiến trúc phương Tây, thường thấy ở các ngôi nhà thế phiệt của những người Nam Bộ giàu có thời xưa. Song ngôi nhà vẫn đậm hồn Nam Bộ bởi mái lợp. Vòm cửa trạm trổ phù điêu với hoa văn sắc nét và tinh tế. Nhà có 3 căn bố cục liên hoàn trong khuôn viên rộng. Gồm nhà trước, nhà sau và nhà bếp.

Kiến trúc phương Tây đậm nét
Kiến trúc phương Tây đậm nét của nhà cổ Trần Bá Thế

Điểm khác biệt của nhà này so với các nhà cổ khác ở Tân Lộc là hai đầu hàng hiên thuộc hai chái 2 bên nhà có 2 phòng nhỏ. Diện tích 10m2 dùng làm phòng đọc sách cho gia đình. Cấu trúc kiến trúc của ngôi nhà với ô cửa cao, trần cao với những chiếc đèn lồng bằng gỗ tinh xảo. Khiến cho không gian vừa thoáng mát, vừa rất nghệ thuật theo một cách riêng đúng kiểu cách của người Nam Bộ xưa.

Bên ngoài nhà cổ
Bên ngoài nhà cổ Trần Bá Thế

Bên trong là “bảo tàng cổ” được trang trí khéo léo

Bên trong ngôi nhà nội thất được bày trí khéo léo. Với nhiều cổ vật còn nguyên tựa như “bảo tàng cổ vật” thu nhỏ. Trần có treo những chiếc đèn lồng bằng gỗ theo phong cách Trung Hoa vào khoảng cuối thế kỷ 19, đèn măng-sông, đèn dầu lửa Hoa Kỳ ở những năm đầu thế kỷ 20. Những bàn ghế, chén dĩa, bình hoa được chạm khắc tinh xảo. Đặc biệt, gian thờ gia tiên, phụ mẫu, người thân với 5 tủ thờ gỗ chạm được cẩn ốc xà cừ khá công phu.

Nội thất nhà cổ Trần Bá Thế
Nội thất nhà cổ Trần Bá Thế với nhiều cổ vật quý giá

Cùng những liễn đối, tranh thờ, khánh thờ,… toát lên hồn dân tộc với vẻ cổ kính, uy nghiêm. Đối diện với gian thờ, trên bức tường phòng khách treo bảng “tông chi” 10 đời của họ tộc bên nội và bên ngoại. Như lời nhắc nhở con cháu nhớ đến cội nguồn, tiên tổ. Bên cạnh đó là bức ảnh đen trắng phóng to chụp gia đình Hội đồng Thoại trước cửa căn nhà cách đây gần 80 năm. Lúc ông Sáu khoảng mười ba, mười bốn tuổi – như một minh chứng sống động về sự tồn tại của căn nhà với thời gian.

Tham quan bên trong
Tham quan bên trong nhà cổ Trần Bá Thế

Ở Cần Thơ còn nổi tiếng với ngôi nhà cổ Bình Thủy có tuổi đời hơn trăm năm, nơi ghi lại dấu ấn lịch sử về một thời “vàng son” của gia tộc Dương đất Tây Đô.

Địa điểm du lịch không nên bỏ qua ở cù lao Tân Lộc

Muốn đến du lịch Cần Thơ để tận hưởng không khí xanh mát trong lành của một vùng quê thịnh vượn thì chắc hẳn bạn nên một lần ghé ngang cù lao Tân Lộc. Hãy cùng tourcantho điểm qua một vài địa điểm nổi tiếng Tân Lộc bên dưới nhé!

Vườn sinh thái Tân Lộc

Vườn sinh thái Tân Lộc là một trong những điểm dừng chân thú vị cho bất cứ du khách nào yêu vườn quê miền sông nước. Nơi đây được ví như đảo quốc trái cây với đa dạng cây trái xanh tốt. Không gian vườn xanh tươi giúp du khách luôn cảm nhận sự khoáng đạt dễ chịu với không khí trong lành mát rượi. Bên cạnh những tán cây vào mùa sai trái, còn có những con rạch nhỏ đầy bèo tấm. Càng tạo nên vẻ mướt mát cho không gian bao quanh.
Vườn sinh thái Tân Lộc
Vườn sinh thái Tân Lộc

Vườn mận Sáu Tia

Cù lao Tân Lộc là nơi có diện tích trồng mận An Phước lớn nhất và năng suất cao nhất ở Cần Thơ.  Nên còn được mệnh danh là “Cù lao Mận”. Và giờ đây các vườn mận đã trở thành một trong những địa điểm du lịch thu hút khách của đất cù lao. Trái mận An Phước hay còn gọi là mận chuông, vỏ trái màu đỏ bóng, to đẹp. Nếu dùng để trưng bàn thờ ngày đầu tháng thì rất hợp, dùng để ăn tươi cũng rất ngon. Ruột quả dày, vị ngọt thanh, khi cắn trái mận sẽ cho hương thơm ngào ngạt trong miệng.
Rượu mận Sáu Tia
Rượu mận Sáu Tia

Hay vườn nho thân gỗ tại Cù lao Tân Lộc cũng là địa danh điển hình của loại rượu nho thân gỗ. Tuy không quá nổi tiếng nhưng nó cũng khiến cho nhiều du khách thích thú mỗi khi đến tham quan thưởng thức món rượu đặc sản ẩn danh này.

Vườn dừa Tân Lộc

Vườn dừa ông Lê Tấn Nhường khiến du khách như lạc vào xứ dừa Bến Tre. Với những cây dừa thẳng tắp, nghiêng mình bên dòng kênh. Vườn dừa có diện tích 7,5 công đất, với hơn 550 gốc dừa xiêm, dừa lửa, dừa dứa,.. Ở những con kênh nhỏ được đào xen với các bờ dừa, du khách thư thả bơi ghe dạo quanh ngắm cảnh, chụp ảnh. Sau một vòng khám phá xứ cù lao, tại vườn dừa du khách có thể mắc võng tận hưởng không gian trong lành, thưởng thức những trái dừa ngọt lịm. 
Vườn dừa Tân Lộc
Vườn dừa Tân Lộc

Đình thần Tân Lộc Đông

Phường Tân Lộc không chỉ nổi tiếng với những vườn cây trái trĩu nặng quanh năm. Mà còn là nơi lưu giữ khá nguyên vẹn những công trình mang đậm dấu ấn đồng bằng. Trong đó có Đình thần Tân Lộc Đông. Ngôi đình được xây cất từ năm 1787. Ban đầu Đình được xây dựng bằng tre lá đơn sơ để thờ cúng thần linh. Đến đầu thế kỷ XIX dân cư tụ hội về cù lao khai hoang lập nghiệp ngày càng nhiều, thôn Tân Lộc Đông bấy giờ hình thành. Đình được tu bổ thêm và lấy tên là Đình Tân Lộc Đông.
Đình Thần Tân Lộc Đông
Đình Thần Tân Lộc Đông

Đi du lịch về thăm miền đất Nam Bộ, những căn nhà cổ luôn dễ làm du khách mang cảm giác bâng khuâng về một thời. Đến thăm ngôi nhà cổ Trần Bá Thế cũng vậy. Chắc chắn những bâng khuâng bồi hồi ấy hiển hiện thật rõ ràng. Không gian bình yên nhưng nhuộm đầy dấu tích của một thời Nam Bộ xưa. Văn hóa làng phảng phất những mộc mạc. Song cũng bề thế cao sang, vẫn còn lại đó rất thực, mà đôi khi tưởng chừng như nó chỉ còn tồn tại trong phim ảnh và tư liệu.

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2n_L%E1%BB%99c_(ph%C6%B0%E1%BB%9Dng)

5/5 - (21 bình chọn)
Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *