Nhà cổ Bình Thủy – Check-in ngôi nhà cổ đẹp nhất Cần Thơ (2023)

Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ

Nhà cổ Bình Thủy là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia được Bộ Văn Hóa – Thể thao – Du lịch công nhận năm 2009. Hiện nay, ngôi nhà cổ này là địa điểm tham quan và check in được nhiều du khách yêu thích. Đặc biệt là khám phá những điều thú vị mà dấu ấn lịch sử còn sót lại về một thời “vàng” của dòng họ Dương. Cùng tourcantho tìm hiểu về điểm du lịch ấn tượng này nhé!

Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ
                                                                                            Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ

Đôi nét về nhà cổ Bình Thủy

Nhà cổ Bình Thủy ở đâu?

Nhà cổ Bình Thủy tọa lạc tại địa chỉ số 144 Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thuỷ, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

Ban Do Nha Co Can Tho
Đường đến nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ

Giá vé tham quan nhà cổ Bình Thủy năm 2023

Giá vé tham quan bên trong nhà cổ Bình Thủy là 15k/khách. Nếu bạn đứng bên ngoài tham quan chụp ảnh thì miễn phí, giá vé chỉ tính khi bạn đặt chân vào bên trong nhà. Nếu du khách đi bằng xe máy thì có thể đỗ đối diện nhà cổ với mức giá 5k/chiếc.

Giờ mở cửa

Giờ mở cửa bên trong nhà cổ Bình Thủy có 2 buổi: sáng (8h00 – 12h00), chiều (14h00 – 18h00).

Tìm hiểu gia tộc nhà họ Dương

Đến Nam bộ khởi nghiệp vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, cho đến nay gia tộc họ Dương đã trải qua 6 thế hệ: Thế hệ thứ nhất là ông Dương Văn Đạo và bà Nguyễn Thị Viên đến định cư khai phá ở vùng Nha Mân – Đồng Tháp, thế hệ thứ hai là ông Dương Văn Hưng chuyển đến sinh cơ lập nghiệp ở làng Long Tuyền (Bình Thủy ngày nay).

Thế hệ thứ ba là ông Dương Văn Vị, thế hệ thứ tư là ông Dương Chấn Kỷ phát triển cơ nghiệp một cách mạnh mẽ, thế hệ thứ năm là ông Dương Văn Ngôn và thế hệ thứ sáu là ông Dương Minh Hiển (1926 đến nay).

Nha Tho Ho Duong Can Tho 1
                                                                                Cổng vào nhà cổ của gia tộc họ Dương

Khám phá nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ

Kiến trúc kết hợp văn hóa Đông – Tây

Nhà thờ họ Dương (còn có tên gọi là nhà cổ Vườn lan – Bình Thủy, nhà cổ Cần Thơ) được ông Dương Văn Vị xây dựng đầu tiên vào năm 1870 nhằm mục đích thờ cúng tổ tiên. Hơn 30 năm sau, ngôi nhà được ông Dương Chấn Kỷ cho thiết kế, xây lại và hoàn thành vào năm 1911. Ngôi nhà nằm trên diện tích hơn 5 công đất (tương đương 6000m2).

Nha Co Vuon Lan
                                                                                      Nhà cổ vườn lan ở Cần Thơ

Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng từ bối cảnh lịch sử xã hội đất nước ta trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đây là sản phẩm của sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc, trang trí Pháp và kiến trúc, trang trí Việt Nam. Tạo cho nó một phong cách riêng, sang trọng nhưng lại bình dị, gần gũi, tân kỳ mà không lạc lõng giữa khung cảnh làng quê yên bình.

Chup Hinh Voi Khong Gian Nha Co Dep 660x464
                                                                Hệ thống các ô cửa nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ

Cầu thang dẫn lên nhà chính gồm: 2 cầu thang lên thẳng 2 gian ngoài cùng và 2 cầu thang hình cánh cung dẫn vào gian giữa. Các ô cửa gỗ dẫn vào nhà trước được tạo theo phong cách Art – Nouveau (phong cách trang trí Châu Âu thịnh hành vào đầu thế kỷ XX với vòm cửa hình vòng cung), cột vuông phía ngoài có đắp nổi hoa văn hết sức tinh xảo.

Cau Thang Len Nha Co Binh Thuy
                                                                             Cầu thang lên nhà cổ Cần Thơ

Không gian gồm: Nhà trước (5 gian), dùng làm nơi tiếp khách trong các dịp lễ trang trọng và được trang trí theo phong cách Châu Âu; Nhà giữa (5 gian), 3 gian trong được bố trí làm nơi thờ tự theo truyền thống, 2 gian bìa dùng để ở; Nhà sau được sử dụng làm nơi sinh hoạt chung.

Khong Gian Tho Cung O Nha Co Can Tho
                                                                         Không gian thờ cúng ở nhà cổ Cần Thơ

Ngăn cách giữa nhà trước và nhà giữa là một hệ thống bao lam (cửa võng) và liên ba gồm nhiều con tiện, ô hộc được tạo tác bằng gỗ, chạm khắc tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa với các đề tài quen thuộc trong kiến trúc cổ tứ linh, tứ quý rất gần gũi với đời sống của người Việt ở Nam Bộ. Trên các bao lam có các hình tượng: mai, lan, cúc, trúc, sen, điểu, tùng, lộc, dơi, tôm, cua…

Nen Gach Ben Trong Nha Co Binh Thuy
                                                                               Nền gạch bông bên trong nhà cổ Cần Thơ.

Nền nhà cao hơn 1m so với sân vườn, bó vỉa bằng đá xanh để chống mối mọt và giữ độ lạnh cho ngôi nhà. Chủ nhân đã cho rải đều trên lớp đá xanh một lớp muối hột dầy 10cm trước khi lót nền bằng gạch bông (gạch hoa) 20 x 20cm. Nội thất của ngôi nhà được bày trí theo phong cách đặc trưng ở Nam bộ.

Không chỉ nhà cổ Bình Thủy mà tại Cần Thơ cũng có Nhà cổ Trần Thế Bá tại Cù lao Tân Lộc cũng không kém cạnh với lối kiến trúc đương đại điển hình thời bấy giờ.

Vườn lan ở nhà cổ Bình Thủy

Bên phải của nhà cổ là vườn lan. Vào thập niên 60, ông Dương Văn Ngôn đã sưu tầm nhiều giống lan quý rồi tổ chức các hội chơi lan tại ngôi nhà vào những năm 1980 để những người cùng sở thích có dịp trao đổi kinh nghiệm, cùng thưởng thức thú chơi hoa.

Nhiều cuộc đàm luận thơ của các thi nhân xứ sở “Cầm Thi” đã diễn tại đây nên nơi này còn được gọi là Tao Đàn Năm Ngôn hay Tao đàn ông Ngôn.

Vuon lan nha co binh thuy
                                                                                    Vườn lan ở nhà cổ Cần Thơ

Kho cổ vật quý báu

Ngôi nhà không chỉ là di tích nghệ thuật tiêu biểu mà còn là nơi lưu giữ nhiều món đồ cổ quý giá như: các đồ sinh hoạt bằng gốm cổ; 2 bộ bàn ghế xuất xứ từ Vân Nam (Trung Quốc); 1 bộ xa lông khảm trai kiểu Pháp đời Louis 15; cặp đèn treo thế kỷ XIX; cùng bốn trụ đèn dầu đặt ở bốn góc nhà cao hơn 3m của Pháp….

Ngôi nhà còn mang dấu ấn nước Pháp, điển hình là gạch bông lót nền, hàng rào sắt, bộ đèn chùm pha lê, bức tranh treo tường, chiếc bồn rửa tay bằng men sứ trắng,…

Nhung Co Vat Quy Gia
                                                                            Nhiều cổ vật quý giá được lưu trữ tại đây

Câu chuyện đằng sau 7 bộ ghế đá

Vào năm 1945, thực dân Pháp xâm lược nước ta lần 2. Tháng 12 năm 1945, quân đội ta ở Cần Thơ đụng độ quân Pháp, Nam Bộ trở thành chiến trường kháng chiến đầy ác liệt. Bấy giờ quân ta phục kích tiêu diệt được nhiều sĩ quan Pháp nhưng cũng hy sinh hết 7 chiến sĩ cách mạng.

Khi ấy, để tưởng nhớ chiến công và sự hy sinh anh dũng của 7 người chiến sĩ, ông Dương Văn Ngôn đã cho xây dựng 7 bộ ghế đá. Khi xây xong, quân Pháp đã tra hỏi nhưng ông chỉ bảo đây là chỉ bảy vị thất hiền của Trung Quốc xưa. Nên quân Pháp cũng không thể làm gì được ông.

Ngày nay, du khách đến tham quan nhà cổ Bình Thủy có thể nhìn thấy bảy bộ ghế đá này ở góc trái khoảng sân trước nhà.

Cây xương rồng giống Mexico

Trong khuôn viên ngôi nhà còn có cây xương rồng Mexico cao khoảng gần chục thước với độ tuổi khoảng 40, cây được hậu duệ đời thứ năm của ngôi nhà là ông Dương Văn Ngôn trồng.

Cay Xuong Rong Doc Dao O Can Tho
         Cây xương rồng Mexico ở nhà cổ Bình Thủy

Nhà cổ Bình Thủy với những câu chuyện truyền kỳ

Lá bùa phong thủy

Khi xưa trong vùng có ông Ba Nghĩa theo học nghề phong thủy (người ta còn gọi ông Lỗ Ban). Lúc nào ra đường ông cũng quấn chiếc khăn điều màu đỏ chót lên đầu. Bên cạnh ông lúc nào cũng có chiếc riều và một cái nẻ mực (Đây là loại dây nhợ có tẩm mực tàu, dùng để tạo đường thẳng chặt gỗ hoặc đo đạc gỗ).

Trong vùng hễ có nhà phú hộ nào khi xây nhà đều phải nhờ ông “Lỗ Ban” đến xây cho nhà đẹp. Nhà họ Dương cũng như vậy, nhưng nhà họ Dương lại đưa thêm một điều kiện khác “Thầy xây nhà tôi đẹp rực rỡ hay lung linh hơn nhà khác thì cũng thường quá. Tôi muốn là thầy xây nhà sao cho nhà tôi làm ăn khấm khá và giàu lên hơn như thế này mới được.”

Lúc ấy ông thầy Lỗ Ban đã có ý từ chối nhưng ông Dương Chấn Kỷ đã bảo: “Đừng lo, thầy cứ làm cho tôi. Mỗi tháng tôi sẽ chu cấp cho thầy 1 đấu gạo và 3 cắc bạc đến mãn đời”. Lúc ấy ông Ba Nghĩa Lỗ Ban mỉm cười đồng ý. Ngày nay người ta đồn rằng, trên đòn dong hay đâu đó ở nhà cổ Bình Thủy này có ếm một lá bùa Lỗ Ban phong thủy.

Đệ nhất công tử Tây Đô – Dương Văn Quản

Giàu tiền lẫn giàu tình

Dương Văn Quản (cậu Ba Quản) là trưởng nam của ông bà Dương Lập Cang và Trần Thị Thảo. Hồi ấy đất nhà ông Ba Quản rất rộng, từ Trà Nóc (Cần Thơ) cho đến cuối Phụng Hiệp (Hậu Giang).

Bà Nguyễn Thị Hồng Hoa, cháu đời thứ 3 của đại công tử Ba Quản kể: “Chú tôi có cả thảy 4 -5 người vợ và con cái cũng 6 -7 người. Ông tuấn tú, lại nổi tiếng phóng khoáng nên khi ra Ba Láng lập nghiệp được rất nhiều cô gái khác yêu thầm”.

Cong tu Tay Do
Công tử Tây Đô

Không chỉ dành tình cảm cho các người vợ danh chính ngôn thuận, công tử Ba Quảng còn có nhiều người tình “dọc đường gió bụi” với ông. Những người đẹp đến với ông đều được nuông chìu, chu cấp đầy đủ, có cuộc sống như những quý bà. Hầu như những người vợ của ông đều biết, nhưng họ vẫn chấp nhận kiếp sống chồng chung.

Cuộc so tài với Công tử Bạc Liêu

Cuối thế kỷ 19 đầu 20, vùng đất trời Nam xuất hiện nhiều công tử khét tiếng về độ giàu có và chịu chơi. Trong đó, không thể không nhắc đến Công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy), Công tử Mỹ Tho (Lê Công Phước)… các công tử thường không ai nhường ai trong các cuộc ăn chơi.

Người đời không thể nào quên được cuộc độ đụng độ giữa công tử Bạc Liêu và công tử Tây Đô. Hậu nhân nhà công tử kể lại: Một lần nghe vệ sĩ thông báo xe của công tử Huy có đi qua Cần Thơ. Thế là cụ nhà tôi kéo người lên cầu Cái Răng chặn lại. Lúc sau xe cụ Huy đi tới, 2 bên giáp mặt nhau trên cầu”, ông Hai Sang, cháu đời thứ 3 của công tử Ba Quảng kể: “Không ai chịu nhường ai, hai người cùng xuống xe và cuộc cải vã xảy ra. Tiếng chì tiếng bấc vang lên, hai công tử của vùng đất miền tây từ đấu võ mồm sang tay chân. Kết quả, công tử Bạc Liêu thua, ôm đầu máu bỏ chạy”.

Cong tu Bac Lieu
Chân dung công tử Bạc Liêu

Ngay sau khi biết người kia là công tử Trần Trinh Huy, cậu Ba Quản đã lập tức thách đấu xem ai nhiều tiền hơn bằng cách đánh bài, nếu ai hết tiền trước thì sẽ thua và phải cúi đầu nhường đường cho kẻ thắng. Cuộc giao đấu bất phân thắng bại nên họ thay đổi thể lệ là đếm tiền xem ai có nhiều hơn.

Vậy là 2 vị công tử cho người về nhà, mang hết số tiền đang có ra đếm. Kết quả là đại công tử Ba Quản thua thảm bại bởi tuy giàu có nhưng “chưa là gì” so với vị thiếu gia của gia tộc Trần Trinh. Tuy nhiên ngay sau đó, công tử Trần Trinh Huy đã gửi thư xin bỏ qua mọi chuyện và 2 người kết tình bạn hữu từ đó.

Phim trường của nhiều bộ phim nổi tiếng

Là một trong 3 ngôi nhà cổ lớn nhất và còn nguyên vẹn hiếm hoi ở miền Tây. Chính vì vậy nó đã lôi cuốn nhiều đạo diễn, hãng phim chọn nơi đây làm bối cảnh phim. Tiêu biểu là phim Chân trời nơi ấy, Cây tre trăm đốt, Con nhà nghèo, Người đẹp Tây Đô, Những nẻo đường phù sa… và đặc biệt là bộ phim nổi tiếng “Người Tình”.

Phim Nguoi Tinh
                                                               Nhà cổ Bình Thủy là một trong những bối cảnh Phim Người Tình

Đây là tác phẩm đặc sắc của đạo diễn người Pháp Jean Jacques Annaud với sự góp mặt của hai diễn viên nổi tiếng Lương Gia Huy và Jane March. Khi rời đất Cần Thơ về Pháp, J.J. Annaud thú nhận: “Tôi đã choáng mắt trước sự tráng lệ của ngôi nhà tuyệt vời này và mong muốn nhờ điện ảnh cho thế giới biết đến nơi đây”.

Những điểm du lịch gần nhà cổ Bình Thủy

Đình Bình Thủy

Đình Bình Thủy thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ.

Dinh Binh Thuy
                                                                                                   Đình Bình Thủy

Chùa Nam Nhã

Còn được gọi là Nam Nhã Phật Đường tọa lạc ở số 612, đường Cách Mạng Tháng Tám, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Chùa trực thuộc Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo. Ngôi chùa không chỉ đẹp bởi lối kiến trúc, mà còn bởi lịch sử của chùa gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước của một số sĩ phu và người dân Việt Nam.

Chua Nam Nha
                                                                                                    Chùa Nam Nhã

Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Khu tưởng niệm thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa tọa lạc tại đường Huỳnh Mẫn Đạt, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5km. Đây là nơi yên nghỉ của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa – một nhà thơ yêu nước, tác giả tiên phong của sân khấu tuồng Việt Nam, người được mệnh danh là anh hùng tứ kiệt hay một trong bốn Rồng vàng của Nam Bộ.

Khu Tuong Niem Thu Khoa Bui Huu Nghia
                                                                                Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Cồn Sơn

Cồn Sơn là một vùng đất nổi giữa sông Hậu, thuộc quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ. Đến đây du khách sẽ được hòa mình trong không khí làng quê yên bình, thưởng thức “sơn hào hải vị” miền Tây sông nước. Đặc biệt là cảm nhận cái chất thật thà, dễ mến, hiếu khách, nhiệt tình của những người dân xứ cồn đã làm say mê biết bao miền khách.

Du Lich Con Son
                                                                                    Hoạt động du lịch ở Cồn Sơn

Một số lưu ý khi tham quan nhà cổ Bình Thủy

Nhà cổ Bình Thủy tuy là di sản quốc gia nhưng thuộc quản lý riêng của chủ nhà họ Dương nên bạn sẽ không nhận được vé tham quan như các điểm du lịch khác. Đây chỉ là tiền trả để xin phép chủ nhà vào tham quan mà thôi.Riêng khu vực thờ tự bàn không được chụp ảnh (Phải xin phép chủ nhân ngôi nhà và được sự cho phép mới được chụp).

Gợi ý các tour du lịch Cần Thơ nổi bật

Cần Thơ là điểm đến vô cùng hấp dẫn tại miền Tây. Du khách có thể tham qua nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng, lò hủ tiếu, vườn trái cây, Cồn Sơn, khu du lịch Mỹ Khánh…Các bạn có thể tham khảo 1 vài chương trình tour được chọn lọc dưới đây:

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A0ng_c%E1%BB%95_Long_Tuy%E1%BB%81n

Đánh giá ngay
Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *